Hướng dẫn sử dụng Add-in Excel VI-ADM211 – Tính toán kết cấu áo đường

Ứng dụng VIADM211 được phát triển dưới dạng add-in chạy trên nền Excel nhằm hỗ trợ kỹ sư tính toán kết cấu áo đường mềm theo TCCS 38:2022/ TCĐBVN (Tiêu chuẩn cũ là TCN 211-06).

Add-in này bao gồm tất cả các hàm đã được số hóa dưới dạng bảng số nên các kỹ sư có thể thực hiện các bước tính toán một cách tự động hóa với độ chính xác cao. Trong phiên bản này, có hai hình thức tương tác đó là: “Gọi hàm trong các Cell” và ” Tự động thực thi hàm với một click chuột”.

Quý khách hàng lưu ý rằng, Add-in này hỗ trợ nhiều phiên bản Excel và có tính linh động cao nên quý khách có thể sử dụng nó trong các bảng tính sẵn có của mình. Các video giới thiệu mà chúng tôi cung cấp chỉ là một ví dụ chứ không phải là mẫu file yêu cầu bắt buộc.

Nội dung mô tả của các hàm thực thi được thể hiện ở bảng sau

STTCú phápDiễn giải các biếnNội dung trong 22TCN211-06
1=TraBeta(A1)A1: giá trị tỷ lệ H/D
Hàm trả về giá trị hệ số điều chỉnh Beta
Dữ liệu nội suy Beta lấy theo bảng 3.6 tại mục 3.4.4
2=TraEch(A1,A2)A1: giá trị tỷ lệ H/D
A2: giá trị tỷ lệ E0/E1
Hàm trả về tỷ lệ Ech/Etb
Dữ liệu nội suy được số hóa theo toán đồ 3.1 tại mục 3.4.4
3=GetEyc()Hàm trả về là trị số mô đun đàn hồi yêu cầu được tính bởi VI-ADM211Thuật toán tính toán được tổng hợp từ các bảng 3.4 đến 3.5 tại mục 3.4.3
4=GetKcd()Hàm trả về là giá trị hệ số cường độ KcđDữ liệu nội suy được tự động số hóa theo bảng 3.2 và bảng 3.3 tại mục 3.4.2
5=TraKcd(A1)A1: Trị số độ tin cậy
Hàm trả về là giá trị hệ số cường độ Kcđ
Dữ liệu nội suy được tự động số hóa theo bảng 3.2 và bảng 3.3 tại mục 3.4.2
6 =TraKtr(A1) A1: Trị số độ tin cậy
Hàm trả về là giá trị hệ số cường độ về cắt trượt
Dữ liệu nội suy được tự động số hóa theo bảng 3.7 tại mục 3.5.1
7=TraTaxHD2(A1,A2,A3)A1: giá trị góc nội ma sát của nền đất.
A2: tỷ lệ H/D trong trường hợp H/D trong khoảng [0 ; 2].
A3: tỷ lệ mô đun đàn hồi lớp trên và lớp dưới E1/E2.
Hàm trả về là tỷ lệ Tax/p giữa giá trị ứng suất cắt hoạt động lớn nhất Tax và áp lực p
Dữ liệu nội suy được tự động số hóa theo toán đồ 3.2 tại mục 3.5.1
8=TraTaxHD4(A1,A2,A3)A1: giá trị góc nội ma sát của nền đất.
A2: tỷ lệ H/D trong trường hợp H/D trong khoảng [0 ; 4].
A3: tỷ lệ mô đun đàn hồi lớp trên và lớp dưới E1/E2.
Hàm trả về là tỷ lệ Tax/p giữa giá trị ứng suất cắt hoạt động lớn nhất Tax và áp lực p
Dữ liệu nội suy được tự động số hóa theo toán đồ 3.3 tại mục 3.5.1
9=TraTav(A1,A2)A1: giá trị tổng cộng chiều dày của các lớp nằm trên lớp tính toán H.
A2: trị số ma sát trong của đất hoặc lớp vật liệu đó.
Hàm trả về là giá trị ứng suất cắt hoạt động do trọng lượng bản thân Tav.
Dữ liệu nội suy được tự động số hóa theo toán đồ 3.4 tại mục 3.5.3.
Chú ý: Giá trị trả về có thể mang dấu âm (-) hoặc dương (+) và phải dùng dấu đó trong công thức 3.7 theo 22TCN211-06.
10=TraK2Truot(A1)A1: giá trị số trục xe tính toán (trục/ngày đêm/làn).
Hàm trả về là k2 – hệ số xét đến các yếu tố tạo ra sự làm việc không đồng nhất của kết cấu
Dữ liệu nội suy được tự động theo bảng 3.8 tại mục 3.5.4
11=TraK3Truot(A1)A1: là chuỗi ký tự thể hiện tên một trong các loại đất : “cát nhỏ”, “cát trung”, “cát thô”, “đất dính”…
Hàm trả về là k3 – hệ số xét đến sự gia tăng sức chống cắt trượt của các loại đất và vật liệu kém dính
Dữ liệu được thu thập và phân loại tự động tùy theo các loại đất theo mục 3.5.4
12=TinhUS_tangmat(A1,A2)A1: là tỷ lệ h1/D. Với h1 là tổng bề dày các lớp kết cấu kể từ đáy lớp được kiểm tra kéo uốn trở lên đến bề mặt áo đường. D là bán kính của tải trọng tính toán.
A2: là tỷ lệ E1/Echm. Với E1 là mô đun đàn hồi trung bình của các lớp nằm trong phạm vi h1. Echm là mô đun đàn hồi chung của nền đất và các lớp nằm phía dưới đáy lớp vật liệu liền khối được kiểm tra.
Hàm trả về là giá trị ứng suất kéo uốn ở đáy các lớp liền khối trong tầng mặt.
Dữ liệu tính toán theo toán đồ 3.5 tại mục 3.6.2
13=TinhUS_tangmong(A1,A2,A3)A1: là tỷ lệ h1/D. Với h1 là tổng bề dày các lớp kết cấu kể từ đáy lớp được kiểm tra kéo uốn trở lên đến bề mặt áo đường. D là bán kính của tải trọng tính toán.
A2: là tỷ lệ E1/E2.
A3: là tỷ lệ E2/E3. Ở đây, E3 chính là Echm mô đun đàn hồi chung của nền đất và các lớp nằm phía dưới đáy lớp vật liệu liền khối được kiểm tra.
Hàm trả về là giá trị ứng suất kéo uốn ở đáy các lớp liền khối trong tầng móng.
Dữ liệu tính toán theo toán đồ 3.6 tại mục 3.6.2
14Hàm đặc biệt
TraLuuLuongFromEyc(V1,V2,V3)
V1: là giá trị mô đun đàn hồi Eyc.
V2: là số nguyên với các lựa chọn một trong 3 trường hợp sau tương ứng với từng loại mặt đường. V2=1 đối với kết cấu áo đường cấp cao A1, V2=2 đối với kết cấu áo đường cấp cao A2 và V2=3 đối với kết cấu áo đường cấp thấp B1.
V3: là số nguyên với hai lựa chọn 10 hoặc 12. V3=10 đối với cấp tải trọng 10 tấn, V3=12 đối với cấp tải trọng 12 tấn.
Hàm trả về là giá trị lưu lượng xe (xe/ngày đêm/làn) dựa trên các tham số đầu vào nêu trên.
Hàm này được sử dụng trong trường hợp muốn dự đoán số lượng xe dựa vào Eyc và kiểu kết cấu áo đường.
Dữ liệu tính toán được nội suy từ bảng 3.4 mục 3.4.3

Ngoài chức năng gọi hàm trực tiếp như các ứng dụng viết trên VBA, ứng dụng VIADM211 còn hỗ trợ các sự kiện hướng đối tượng nhằm giúp người dùng được tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc. Xin vui lòng xem các video hướng dẫn sẽ được cập nhật sau.

Các bạn có sự cố hoặc lỗi gì, xin để lại bình luận bên dưới.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ tác giả.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ.

2 Replies to “Hướng dẫn sử dụng Add-in Excel VI-ADM211 – Tính toán kết cấu áo đường”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *